Lớp 12 là giai đoạn học sinh phải đối diện với kỳ thi Tốt nghiệp THPT quan trọng, mang tính chất quyết định suốt 12 năm đèn sách. Đứng trước những áp lực đó, học sinh cần tìm cho mình những giải pháp để có được tinh thần tốt cho các kỳ thi.
Học sinh lớp 12 căng thằng do nhiều nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căng thẳng cho học sinh lớp 12 nhưng phần lớn là nguyên nhân do ‘“lo lắng về kì thi Tốt nghiệp THPT”. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì kỳ thi Tốt nghiệp THPT được đánh giá là một trong những kỳ thi quan trọng nhất, đánh dấu bước ngoặt của quãng đời học sinh, mở ra cánh cổng mới cho tương lai.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến căng thằng là vì lượng kiến thức quá nhiều và khó. Với lượng kiến thức “khổng lồ” đó khiến cho học sinh cảm nhận bị ngập mình trong bể tri thức. Thời gian đi học và nghỉ ngơi không được sắp xếp hợp lý cũng sẽ mang lại căng thằng cho các bạn.
Căng thẳng trong học tập để lại nhiều hậu quả
Một trong những nguyên nhân nguy hiểm nhất đó là việc các em học sinh đặt mục tiêu và kỳ vọng quá cao vào bản thân. Không những vậy, khi bố mẹ, người thân kỳ vọng vào các em quá nhiều khiến áp lực cộng dồn và đi đến đỉnh điểm. Điều này cũng là nguyên nhân gây ra những câu chuyện vô cùng đáng tiếc.
Căng thằng, áp lực nhiều nhưng khó có thể chia sẻ với gia đình, bạn bè khiến các bạn học sinh gặp phải tâm lý, ảnh hưởng đến việc học tập, ôn thi. Trước tình trạng đó, mỗi học sinh cần lưu lại những biện pháp để tránh gặp nhiều căng thẳng.
Những biện pháp phòng ngừa căng thằng cho học sinh lớp 12
Các bạn học sinh hãy rèn luyện tính tự giác trong học tập, xây dựng một thời gian biểu hoạt động hằng ngày phù hợp cân đối việc học và nghỉ ngơi. Tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao để tự giải tỏa căng thẳng của chính mình.
Các bạn cũng cần hiểu đúng năng lực bản thân để đề ra mục tiêu phù hợp, tránh kì vọng hoặc đánh giá quá cao bản thân. Tăng cường giao lưu với mọi người, thường xuyên chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bạn bè. Tự tạo động lực và niềm vui trong học tập. Khi cơ thể có những biểu hiện bất thường các bạn cần mạnh dạn chia sẻ với bố mẹ, thầy cô và tìm sự hỗ trợ từ TAMLYVINHPHUC.
Hãy để cho cha mẹ là người bạn của mình, có thể chia sẻ, trò chuyện thường xuyên với chúng ta. Điều này giúp tạo hứng thú trong học tập, giảm bớt căng thẳng và xoa dịu chúng ta trong giai đoạn quan trọng này.
Ngoài việc chia sẻ với bố mẹ, người thân, thầy cô và bạn bè – những nơi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu bạn. Các bạn cũng có thể để lại thông tin để TAMLYVINHPHUC có thể lắng nghe, tìm hiểu những biểu hiện trong căng thẳng của bạn, chia sẻ và đồng hành cùng bạn.
Tác giả: Lưu Thị Phương Loan