Nguyên nhân nào dẫn đến trầm cảm học đường

Trầm cảm là rối loạn tâm lý gây ra tâm trạng buồn rầu, chán nản, mệt mỏi, uể oải, mất hứng thú kéo dài. Các bạn học sinh còn quá nhỏ để có thể kiểm soát được tâm lí, hành động của mình nên nếu để tình trạng này diễn ra thời gian dài sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm tuổi học đường

Do áp lực từ cuộc sống, gia đình, xã hội: những áp lực từ việc học hành, từ các mối quan hệ bạn bè, quan hệ xã hội. Áp lực học tập hoặc các vấn đề trong giảng đường là những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trầm cảm của các bạn. Ngoài ra là những kỳ vọng, áp lực từ gia đình  gây cho các em cảm giác căng thẳng, stress, mệt mỏi lớn và kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng trầm cảm.

Ở lứa tuổi học đường là các em sẽ bước vào thời kỳ dậy thì, tâm sinh lý ở khoảng thời gian này đang thay đổi nên các em chưa có đủ khả năng nhận thức toàn diện về một vấn đề gặp phải. Các em dễ bị ảnh hưởng từ chính những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi cá nhân. Nếu không được định hướng đúng thì những suy nghĩ và hành vi tiêu cực sẽ ám ảnh các em gây nên những hành động đáng tiếc.

Bị ám ảnh những đau thương từ lúc nhỏ cũng là nguyên nhân khiến các em bị trầm cảm. Những việc đau thương thời thơ ấu như bị lạm dụng thể xác và tinh thần, người thân qua đời,… gây thay đổi trong não bộ, khiến các em ở lứa tuổi học đường dễ bị trầm cảm

Ở lứa tuổi học đường mắc trầm cảm còn do lối sống không lành mạnh: những thói quen xấu ở tuổi thanh thiếu niên như lười vận động, nghiện điện tử, thức khuya, ăn uống không điều độ, sử dụng các loại chất kích thích… là những nguyên nhân gây suy giảm thể chất, suy nhược thần kinh dẫn đến trầm cảm. Các em hiện nay có sở thích làm bạn quá nhiều với smartphone, mạng xã hội,.. Nhiều em cũng vì nhiều câu nói, thông tin trên mạng xã hội mà tự “căng thẳng hóa”, suy nghĩ tiêu cực dẫn đến trầm cảm.

Ngoài ra. việc áp lực công khai giới tính thật cũng khiến các em gặp nhiều vấn đề và trở nên thu mình với mọi ngườ. Mặc dù xã hội hiện tại đã phóng khoáng hơn nhưng với những em học sinh ở giới tính thứ ba, khi nhận ra giới tính thật của bản thân sẽ thường tự ti, mặc cảm không dám công khai. Trước nhiều sự trêu chọc, dè bỉu của bạn bè mà dẫn đến áp lực rồi trầm cảm.

Đặc điểm di truyền: Những người có người thân bị trầm cảm thường có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn so với những người bình thường.

Từ những nguyên nhân trên để chúng ta có thể né tránh chúng, sống tích cực với chính mình và mọi người xung quanh. Hạn chế làm tổn thương bản thân và mọi người. Đôi khi những câu nói bông đùa của chúng ta cũng có thể lấy mất đi sự tự tin, cá tính và đôi khi là cả tương lai của người khác. Chính vì vậy hãy dành tặng nhau những yêu thương và chia sẻ để cuộc sống này thật nhẹ nhàng.

Tác giả: Lưu Thị Phương Loan

Bài viết trước đó Học cách lắng nghe