Tích cực độc hại

Tích cực là trạng thái của người luôn hướng về những điều tốt đẹp. Nhưng người trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng thể hiện tích cực một cách gượng ép, cố tích cực, mạnh mẽ trong những đau khổ, buồn bã. Đó là biểu hiện của tích cực độc hại.

Tích cực độc hại (toxic positivity) là gì?

Tích cực độc hại là thái độ cố gượng ép bản thân luôn luôn phải vui vẻ trong mọi hoàn cảnh. Dù bạn đang gặp những khó khăn, áp lực nào hay những câu chuyện bi thương nhất cũng phải an ủi bản thân phải tích cực, rằng mọi thứ sẽ qua và ta sẽ trở nên tốt hơn.

Trạng thái tích cực này thể hiện thái độ bài trừ tiêu cực một cách thái quá, đôi khi tìm cách chạy trốn các vấn đề trong cuộc sống.

Những dấu hiệu của tích cực độc hại

Không dám đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống, luôn tìm cách chạy trốn

Người tích cực độc hại luôn tìm cách gạt bỏ những cảm giác khó chịu, đau khổ, cho rằng bản thân là người kém cỏi khi giữ trong mình những cảm xúc tiêu cực.

Nhưng càng né tránh thì những cảm xúc đó càng lớn dần, xuất hiện càng nhiều trong cuộc sống tinh thần của bạn. Lâu dần, điều này sẽ làm chúng ta mất đi khả năng đối mặt và giải quyết vấn đề. Chính bởi vậy, bạn sẽ không thể nào học được kinh nghiệm. Cũng như không thể trưởng thành từ vấp ngã của chính mình. Dẫn đến việc năng lực bên ngoài và sức mạnh nội tâm bị bó buộc, không thể phát triển được.

Che giấu đi cảm xúc tiêu cực của mình với mọi người

Tích cực độc hại là luôn tôn vinh những điều tích cực. Những cảm xúc đau khổ, sợ hãi hay những hành động thể hiện sự tức giận của mình đều không được phép có.

Khi đối mặt với cảm xúc tiêu cực, họ thường có xu hướng tự trách bản thân mình. Và tin rằng những khó khăn mà mình gặp phải là đến từ sự tiêu cực đó.

Không thể hiện cảm xúc thật của mình

Tích cực độc hại cho rằng việc khóc lóc hay yếu đuối là thể hiện sự bi quan và không được chấp nhận. Để bảo vệ cái tôi, người tích cực độc hại thường kìm nén cảm xúc trước mặt người khác. Biểu hiện thường thấy nhất là họ không dám nói. Hoặc luôn tỏ ý lảng tránh khi đề cập đến vấn đề của mình. Vì bất an rằng mình không hoàn hảo hoặc sợ bị chỉ trích.

Đôi khi việc giữ thói quen im lặng khiến cho mâu thuẫn chất chồng mâu thuẫn khiến cảm thấy mệt mỏi với việc phải che giấu cảm xúc.

Chúng ta thường hay đùa: “Những người hay cười là những người chất chứa nhiều nỗi đau nhất”. Đó cũng chính là đặc điểm của người tích cực độc hại, vì sợ người khác biết chuyện không vui của mình sẽ  bị ảnh hưởng và trở nên tiêu cực theo. Người tích cực độc hại chọn che giấu cảm xúc vì không muốn trở thành “gánh nặng” của người khác.

Để thoát khỏi cái bẫy của tích cực độc hại bạn cần lắng nghe những cảm xúc của mình, hiểu rõ mình cần gì và có những giải pháp khiến bản thân thực sự cảm thấy bình an.

Theo dõi TAMLYVINHPHUC để được chúng tôi chia sẻ thêm về tích cực độc hại và nhiều vấn đề lý nữa!

Tác giả: Phan Liên