Bạo lực học đường

Học đường là môi trường sinh hoạt, học tập để giảng dạy kiến thức, rèn luyện thể chất, văn hóa, đạo đức cho học sinh. Nhưng cũng tại môi trường này, xảy ra tình trạng  bạo lực giữa các em học sinh, sự phân biệt đối xử, phân chia thế mạnh và thế yếu. Điều này cần làm rõ và có những giải pháp để đẩy lùi bạo lực học đường.

1. Bạo lực học đường là gì?

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học mà đối tượng gánh chịu chủ yếu là các học sinh.

Một số hành vi bạo lực học đường phổ biến bao gồm:

– Hình vi đánh nhau giữa học sinh với học sinh với nhau, mang vũ khí đến trường hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường;

– Bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói.

– Cách hình vi khác.

2. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường từ chủ quan đến khách quan. Cụ thể:

 Từ phía học sinh:

Học sinh chủ yếu là những đối tượng từ 12 – 17 tuổi đang trong quá trình học tập và biến đổi về thể chất, mặt tâm sinh lý; trong giai đoạn này sẽ hình thành nên tính cách của con người. Đây  cũng giai đoạn này các em sẽ là đối tượng mà các thế lực tiêu cực trong xã hội nhắm đến.

Trong giai đoạn này khi trẻ chịu sự tác động, kích thích từ các nhân tố độc hại và các đối tượng xấu trong xã hội, môi trường xung quanh của trẻ sẽ khiến các em học theo, hình thành lên tâm lý thích bắt nạt bạn bè, dẫn đến nhiều vụ bạo lực học đường tại nhà trường. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.

 

Từ phía xã hội:

Ngoài những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường ở trên thì các yếu tố của xã hội cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng tác động trực tiếp gây ra tình trạng bạo lực học đường

Đây là những yếu tố chịu ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bao lực như trong các bộ phim bạo lực cấm trẻ em dưới 18 tuổi, sách báo, game điện tử chứa nhiều hành vi bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực…

Đây đều là những yếu tố đang thu hút rất nhiều trẻ em tham gia, bởi nó đang được phát tán công khai trên các trang mạng xã hội, cửa hàng,…mà khi trẻ tiếp cận sẽ ảnh hưởng khá lớn đến quá trình hình thành tâm lý ở hiện tại và trong tương lai.

3.Giải pháp giảm bạo lực học đường

Xuất phát từ những nguyên nhân trên thì chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp như sau:

– Hạn chế, và quản lý một cách hiệu quả thời gian tham gia mạng xã hội của các em học sinh, tránh tình trạng để các em tiếp xúc quá nhiều với mạng xã hội. Cũng như thực hiện hướng dẫn các em tham gia mạng internet một cách hiệu quả nhất.

– Giáo dục các em khi gặp phải tình trạng bạo lực học đường thì nên xử lý như thế nào hoặc nếu không may bản thân mình là nạn nhân của bạo lực học đường thì các em sẽ và nên hành động như thế nào cho đúng cho hợp lý nhất.

– Thực hiện giáo dục nhân cách cho học sinh, thực hiện nhiều hoạt động ngoại khóa về kĩ năng sống, về đạo đức hay là thông tin pháp luật

– Bản thân các em học sinh cần tự bản thân mình rèn luyện,  mài rủa nhân cách của chính bản thân mình, nâng cao hơn nữa nhận thức của bản thân, biết được đâu là việc nên làm đâu là việc không nên làm.