Học cách lắng nghe

Lắng nghe người đối diện chúng ta nói đôi khi tưởng chừng là những điều vô cùng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách lắng nghe cho đúng để người khác biết học đang được đồng cảm và có thể chia sẻ cho chúng ta nhiều hơn. Chính vì vậy, ta cần phải học cách lắng nghe.

Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể

Sự lắng nghe thấu cảm có mối liên quan sâu sắc đến toàn bộ cơ thể. Bước đầu tiên để thể hiện bạn hoàn toàn chú ý đến điều đối phương nói trong bất kì cuộc nói chuyện nào là đối mặt trực tiếp với họ và duy trì giao tiếp bằng mắt một cách thoải mái.

Hãy để bạn có một tâm thế thật thoải mái, không nói chuyện riêng, làm việc riêng, cảm thấy buồn ngủ hay mệt mỏi khi đang lắng nghe người khác nói.

 Không làm việc riêng trong cuộc trò chuyện

Chúng ta thường bị cuốn vào điện thoại của mình đến nỗi không nhận ra ai đó trước mặt chúng ta đang cố gắng kết nối một cách có ý nghĩa.  Bạn có thể tránh những phiền nhiễu bằng việc tập trung vào câu chuyện, lắng nghe thật sự và đôi khi nhấn mạnh vào những điều quan trọng.

Lắng nghe mà không phán xét

Mọi người khó kết nối thực sự khi họ cảm thấy bị đánh giá hay phán xét về một lĩnh vực nào đó. Để tránh điều này, bạn hãy lưu ý khi lắng nghe đối phương và tránh trả lời bằng thái độ phản đối hoặc chỉ trích ngay cả khi cá nhân bạn không đồng ý với những gì đối phương đang nói.

Một người bạn tâm sự với bạn rằng họ đang gặp vấn đề trong mối quan hệ nào đó. Bạn không nên ngay lập tức đưa ra những nhận xét không khách quan. Bởi điều này đôi khi có thể làm ảnh hưởng đến tâm trạng của người đang nói hoặc gây hiểu lầm từ người đối phương. Vì vậy, bạn nên lắng nghe và cẩn trọng khi đưa ra những nhận xét cá nhân.

Luôn thể hiện cảm thông với đối phương

Bạn cần cố gắng không nói ra quan điểm của riêng bạn khi đối phương đang chia sẻ điều gì đó quan trọng với bạn. Đặc biệt là những chuyện buồn, những khó khăn trong cuộc sống mà đối phương chia sẻ.

Thật sự chú ý và quan tâm đến hành động của đối phương

Khi đối phương đang trò chuyện, để tránh cắt ngang lời họ, bạn nên làm chậm mọi thứ và đợi các khoảng dừng trong cuộc trò chuyện để bắt đầu lời nói của mình. Để thực hiện được điều này thì bạn cần cố gắng tập trung và hình dung những gì họ đang nói để giúp bạn tỉnh táo trong các cuộc trò chuyện dài hơn.

Bạn không chỉ nghe bằng tai mà bạn còn phải cảm nhận được giọng điệu của ngôn ngữ. Thông qua các tín hiệu phi ngôn ngữ có thể biết một người đang cảm thấy phấn khích, khó chịu hay choáng ngợp. Đồng thời bạn cần chú ý biểu hiện xung quanh mắt, miệng và cách họ ngồi. Đây là một trong những điều ghi điểm của bạn, thể hiện một người tinh ý và tinh tế.

Không nên đưa ra các giải pháp trong cuộc trò chuyện

Đối phương chia sẻ các vấn đề của bản thân nhưng không có nghĩa là họ đang tìm kiếm lời khuyên từ phía bạn. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng hầu hết mọi người đang tìm kiếm một sự đồng cảm và chia sẻ chứ có thể họ sẽ không quan tâm đến việc nghe các giải pháp bạn đưa ra.

Lắng nghe đồng cảm nghĩa là có ý thức trong các cuộc trò chuyện không thoải mái và không phủ nhận mối quan tâm hoặc lo lắng của người kia. Ngay cả khi vấn đề của họ có vẻ nhỏ đối với bạn, chỉ cần thừa nhận cảm xúc của họ có thể khiến họ cảm thấy được lắng nghe và xác nhận.

Hồi tưởng lại cảm xúc của họ

Khi lắng nghe, điều quan trọng là bạn phải thể hiện được rằng bạn đã hiểu những gì người khác đang cố gắng nói với bạn. Để chứng minh rằng bạn đang nghe. Có thể lặp lại những điều đối phương nói để họ cảm nhận rằng họ thực sự đang được thấu hiểu và đồng cảm.

Trở thành một người biết lắng nghe cũng là một kỹ năng quan trọng trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày, giúp tạo ra sự hiểu biết giữa mọi người và khuyến khích sự phát triển của những ý tưởng mới. Lắng nghe thấu cảm không chỉ đơn giản là chú ý mà là việc làm cho ai đó cảm thấy được xác thực và nhìn thấy.

Theo: Healthline

 

Bài viết trước đó Dịch vụ